Học hành


Pagerank và alexa cực kỳ quan trọng cho website đặc biệt là các web sơ khai
Cùng Candy tìm hiểu cách tắng Alexa và Pr hiệu quả nhé!

huong dan tang rank website nho Alexa danh cho SEO

Cách tăng rank alexa hiệu quả cho người làm SEO

Ở giai đoạn đầu khi các bạn lập website hay blog thì vấn đề Pagerank và alexa rất được chú trọng. Để làm SEO bạn phải tìm cách tăng alexa cho web. Trong quá trình tự học làm SEO mình cũng tìm cách tăng rank alexa hiệu quả cho website https://gocvietstar.com. Và bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm và cũng như thủ thuật học được trên mạng giúp cho các bạn tăng rank alexa một cách hiệu quả nhất có thể.

huong dan tang rank website nho Alexa danh cho SEO

huong dan tang rank website nho Alexa danh cho SEO

Trước khi học cách tăng rank alexa hiệu quả cho người làm SEO mình cùng tìm hiểu xem Alexa là gì? và Tăng thứ hạng Alexa để làm gì?

Alexa là gì?

Alexa Rank đơn giản là một tool xếp hạng website dựa vào lưu lượng truy cập của website đó. Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố: Page Views và số người truy cập website (Traffic).

Tăng thứ hạng Alexa để làm gì?

Đó là bởi vì nó cho thấy uy tín trang web của bạn và thống kê lưu lượng truy cập trên web bạn. Chỉ số thứ hạng Alexa của một website cao được hiểu là website đó có đông người truy cập vào. Trên thị trường thì Alexa Rank có thể được sử dụng để đánh giá giá trị quảng cáo. Chỉ số Alexa rank là thước đo ghi nhận thành quả lao động của các webmaster với cộng đồng và là một công cụ rất hữu ích giúp các webmaster quản trị website hiệu quả.

Cách tăng rank alexa hiệu quả cho người làm seo

1.) Xuất bản nội dung chất lượng, hàng ngày.

Nội dung là tiêu chí số một để bạn có thể cải thiện chỉ số Alex của mình và cập nhật blog của bạn hàng ngày sẽ đảm bảo rằng bạn nhận được lượng truy cập thực tế vào blog của bạn.

2.) Cài đặt thanh công cụ Alexa

Sử dụng thanh công cụ Alexa. Chỉ cần Click vào đây để cài đặt thanh công cụ Alexa miễn phí.

Cài đặt thanh công cụ Alexa (Ảnh minh họa)

3.) Xác minh quyền sở hữu trang web

Vào trang Alexa, đăng ký và xác minh quyền sở hữu trang web của bạn với Alexa. Bạn có thể đăng ký và xác thực tại đây: http://www.alexa.com/siteowners/claim

4.) Cài đặt các widget Alexa trên trang web / blog của bạn.

Các widget Alexa trên trang web của bạn là cơ sở để cải thiện thứ hạng trên Alexa.

5.) Khuyến khích bạn bè của bạn bỏ phiếu vote cho blog của bạn thông qua widget trên Alexa.com

6.) Ý kiến ​​cho trang web/blog của bạn

Viết bài đánh giá cho trang web của bạn và yêu cầu bạn bè và độc giả của bạn cũng để viết bình luận cho trang web của bạn. Điều này cũng sẽ giúp cải thiện Alexa Rank của trang web của bạn.

7). Backlinks chất lượng

Được chất lượng backlinks cho trang web của bạn. Bình luận trên các trang web có nhiều thứ hạng Alexa và PR tốt hơn so với các bạn để có được backlinks từ các trang web. Tham gia vào các diễn đàn và sử dụng URL của trang web của bạn như là dấu hiệu của bạn trong diễn đàn. Khách viết trên blog với cùng thích hợp và cao PR và Alexa xếp hạng tốt. Sử dụng tất cả các phương pháp này để có được chất lượng backlinks.

8.)  Ngoài các cách này ra bạn cần phải học thêm các thủ thuật về SEO giúp tối ưu hóa onpage và offpage giúp site của bạn hiện trên các công cụ tìm kiếm nhiều hơn.

Cách tăng rank alexa hiệu quả và nhanh chóng

Ngoài các cách trên người ta gọi là tăng hatseo thì một số cách số dưới nếu bạn thấy cũng có thể áp dụng

Sử dụng các công cụ Autosurfs:

Chú ý: Phương pháp Autosurfs nếu bạn muốn sử dụng thì hãy cẩn thận, nó cũng có mặt lợi, mặt hại của nó, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng, Nếu muốn hiệu quả bạn nên sử dụng nó đều đặng hằng ngày, không nên sử dụng thất thường vì sẽ có nhiều hại hơn lợi.

Lời kết: Nếu bạn cần tăng thứ hạng Alexa một cách an toàn và trước hết nội dung của bạn phải chất lượng và được cập nhật thường xuyên, từ từ chứ không nên dục tốc bất đạt. Chúc các bạn mau lên top.

Tiếp theo bài viết Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs để phân tích đối thủ phần 1 hôm nay Hà sẽ chia sẻ tiếp theo các cách sử dụng công cụ Ahrefs để phân tích đối thủ phần 2.

Tìm thêm trên Google:
Tự học làm SEO, Công cụ phân tích đối thủ, Công cụ phân tích backlink, Công cụ kiểm tra backlink, Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs, Cách sử dụng công cụ Ahrefs, Hướng dẫn kiểm tra Backlink bằng ahrefs, Công cụ check backlink đối thủ, …

Trong quá trình làm SEO website thì theo dõi đối thủ, quản lý backlink là một phần rất quan trọng. Và Ahrefs.com là công cụ sẽ giúp bạn kiểm tra và phân tích backlink của bất cứ website nào. Sau đây là hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs để theo dõi đối thủ và quản lý backlink. Đây là công cụ tốt cho ta biết được lượng backlink được index, bị mất vào từng thời gian cụ thể …

Ahrefs gồm 2 phiên bản: miễn phí và trả phí. Sử dụng công cụ Ahrefs với phiên bản miễn phí bạn chỉ được 03 truy vấn/ngày, và không được xem chi tiết tất cả các back link trỏ về website.

Hướng dẫn sử dụng Ahrefs

Việc sử dụng công cụ Ahref để phân tích backlink khá đơn giản, đầu tiên các bạn vào Site Explorer, gõ domain hoặc Url bạn muốn phân tích vào. Đây là tính năng mặc định của công cụ Ahrefs, giúp bạn kiểm tra liên kết của hầu hết* trang web nào bạn muốn, chỉ việc gõ URL của trang đó vào và nhấn “Try it for free” hoặc “Search Links” (bản thương mại). Khi sử dụng công cụ Ahrefs bạn lưu ý chọn URL hoặc URL/* nếu muốn kiểm tra backlinks đến một trang web (không phải của cả domain) nhé.

1. Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs: Site Explorer

Hướng dẫn sử dụng Ahrefs

Nhớ chon URL hoặc URL/* để kiểm tra số liên kết đến một landing page

Sau khi truy vấn, các bạn hãy chú ý những thông số ở cột bên trái của công cụ Ahrefs, bao gồm:

Referring pages: Giới thiệu trang là tổng số webpage có backlink trỏ tới site của bạn

Total Backlinks: Tổng số backlink trỏ về trang của bạn. Con số này lớn hơn hoặc bằng số Referring Pages.

Referring IPs: Mỗi website có backlink trỏ tới site của bạn có 1 địa chỉ IP,có thể có nhiều domain trùng địa chỉ IP nên số Referring IPs luôn <= Referring Domain (Con số này càng lớn thì càng tốt cho SEO)

Referring subnets: Số subnet trỏ về site/page.

Referring domains: Tổng số domain có backlink trỏ tới site của bạn. Ở đây là tổng số domain, 1domain có thể có nhiều backlink trỏ tới site của bạn nhưng nó chỉ tính là 1 Referring domain Các thông số .Gov, .edu…. là số backlink từ các domain có phần mở rộng tương ứng.

Text: Là backlink có anchor text. Những backlink không phải text gồm có hình ảnh, iframe hoặc redirect.

Do/Nofollow: Số lượng link dofollow và nofollow. Dĩ nhiên là dofollow sẽ tốt hơn nofollow. Tuy nhiên nếu bạn có backlink là dofollow ở các web đen sẽ làm ảnh hưởng tới xếp hạng website của bạn. Vì vậy bạn nên thường xuyên kiểm tra đối thủ có tặng cho bạn ít backlink dofollow miễn phí nào không nhé 😀

Sitewide/Not sitewide: Sitewide tức là link đặt ở những nơi mà trang nào trên website cũng thấy, ví dụ như header, sidebar, footer. Not sidewide tức là đặt ở phần nội dung.

Redirect: Là backlink dạng redirect từ trang khác về trang mình bằng 301 hoặc 302 .

Image: Số lượng backlink trong hình ảnh.

Form: Backlink đặt trong các form đăng kí, submit của website.

Referring Pages for Anchor Phrases: chỉ số này thể hiện sự phân bố của anchor text.
Các bạn muốn biết những link đấy ở đâu thì cứ việc click vào phần số nhé.

Hướng dẫn sử dụng Ahrefs

Trên thanh điều hướng bao gồm một số tính năng của công cụ Ahref trong việc phân tích back link

Hướng dẫn sử dụng Ahrefs

Overview: tổng quan
External: tất cả những backlink trỏ về site/ page của bạn
Ở đây, chúng ta có thể tùy biến được thể loại back link trỏ về site/page. Và hãy chú ý những cột trong bảng này
  • Rank (ahref rank) chỉ số này cũng giống như Page rank của Google, đánh giá tầm quan trọng của một trang.
  • Domain rank
  • Referring page URL và Referring page title và các chỉ số Social
  • Internal link và External link
  • Crawl date
  • Link Url và Anchor
  • Type link
  • New/lost backlink: số back link mới và mất mỗi ngày
Khi bạn click vào tab New/ Lost ahrefs sẽ thống kê cho bạn số lượng backlink mới và số lượng backlink bị mất do các bài viết của bạn bị xóa, web của khách hàng bị die, nếu bạn trao đổi textlink thì thằng trao đổi nó xóa mất textlink của bạn rồi, check lại và chơi lại nó 🙂
Chức năng này cực kỳ cần thiết cho webmaster, hãy duy trì backlink của bạn luôn tăng. Để biết chi tiết bạn thêm được backlink nào bạn click vào số màu xanh ở bảng bên phải tương ướng với ngày bạn muốn kiểm tra Nếu bạn muốn biết backlink nào bị mất bạn click vào số màu đỏ ở ngày tương ứng.
Cứ 30 phút Ahref lại cập nhập 1 lần nên việc theo dõi lượng back link trỏ về hay mất đi của bạn diễn ra khá nhanh chóng. Một số tính năng chính trong bảng phân tích này:
Referring domain: Tổng hợp tất cả các domain trỏ về.
New/ lost domain: Số domain mới và mất mỗi ngày
Top pages: Phân tích tất cả những page trong site
Đây là 1 tính năng khá là hay của công cụ Ahref, tính năng này giúp bạn có cái nhìn tổng quan và phân tích đã tập trung năng lực tối ưu về trang chính (trang quan trọng) hay chưa, hay có thể nhận định được đối thủ đang tập trung SEO cho trang nào.
1. Chú ý số lượng refferring domains trỏ tới, càng nhiều càng tốt
2. Dofollow và Nofollow backlink 2 yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới thứ xếp hạng keyword của bạn
…………………
Tìm thêm trên Google:
Công cụ phân tích đối thủ, Công cụ phân tích backlink, tự học làm SEO, Công cụ kiểm tra backlink, Hướng dẫn sử dụng công cụ Ahrefs, Cách sử dụng công cụ Ahrefs, Hướng dẫn kiểm tra Backlink bằng ahrefs, Công cụ check backlink đối thủ…

11856517_10201024095961978_5574886192803146689_o
Trong kinh doanh online, hình ảnh sản phẩm là một trong những yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng cực mạnh đến quyết định mua của khách hàng.
Rất khó để định nghĩa thế nào là một ảnh sản phẩm đẹp và hấp dẫn đối với người xem. Tuy nhiên, vẫn có những cách sử dụng ảnh sản phẩm để có thể “thôi miên” các thượng đế và làm cho họ mua hàng của bạn:

1/ Quy tắc BẤT DI – BẤT DỊCH
– Ảnh được chụp bằng máy cơ DSLR.
– Phông nền đơn giản.
– Đã được xử lý hậu kì kĩ càng.

2/ Chụp tất cả góc cạnh của sản phẩm
Hãy chụp tất cả góc cạnh của sản phẩm, bao gồm các ảnh chụp từ chính diện, bên trái, bên phải và cả sau lưng để khách hàng có một cái nhìn toàn diện nhất về sản phẩm.

3/ Để sản phẩm trong môi trường tự nhiên của nó
Điều này sẽ giúp cho khách hàng nhận thức được công dụng của sản phẩm tốt hơn. Ví dụ:
– Nếu bạn bán bánh gato: đặt một miếng bánh trên bàn ăn sáng, bên cạnh dao, dĩa, sữa,…
– Đồ gia dụng: để trong một căn bếp.
– Laptop, iphone, ipad: đặt nó trên bàn làm việc, bên cạnh những vật dụng khác.

4/ Màu sắc của sản phẩm
Theo cách thông thường, nếu một sản phẩm có nhiều màu sắc, người ta thường chụp riêng từng sản phẩm với những màu sắc khác nhau hoặc chỉ chụp 1 màu và chú thích bên dưới “Có màu xanh, đỏ, tím,…”. Tuy nhiên, nên bổ sung
tất một tấm ảnh có tất cả màu sắc của sản phẩm. Một bức ảnh cho thấy sự đa dạng của màu sắc sẽ làm cho sản phẩm trông phong phú hơn và hấp dẫn hơn.

5/ Bổ sung con người vào ảnh
Nên chụp những bức hình mà sản phẩm của bạn đang trong trạng thái được sử dụng, như vậy sẽ làm cho bức ảnh có hồn hơn, gợi nhiều cảm xúc đối với người xem và khiến họ có cảm giác như chính mình đang dùng sản phẩm
đó.

6/ Chụp bao bì, vỏ hộp
Nếu sản phẩm của bạn có bao bì và vỏ hộp, hãy đưa chúng vào trong ảnh sản phẩm để khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp của người bán. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang kinh doanh những mặt hàng cao cấp
như mỹ phẩm, đồ trang sức, thiết bị công nghệ, đồ chơi trẻ em, thực phẩm chức năng…

(ST)

  • Làm Seo chúng ta không thể không biết Google Webmaster Tool, vậy Google Webmaster Tool là gì?
  • Đúng như tên gọi, Google Webmaster Tool là “ công cụ bậc thầy quản trị trang web “ do Google Inc phát triển. Hiện tại, Google Webmaster Tool ( GGWMTT ) được sử dụng miễn phí.
  • Lợi ích khi sử dụng Google Webmaster Tool
  • Lợi ích của Google Webmaster Tool ( GGWMTT ) là danh sách thống kê dữ liệu quản trị trang web ưu việt, thiết thực và hữu dụng với người quản trị web chuyên nghiệp.
  • Đăng ký sử dụng google webmaster tool như thế nào?
  • Truy cập trang GGWMTT qua url: google.com/webmasters/, đăng nhập bằng tài khoản Gmail.
  • làm seo
  •  
  • Cách thêm trang web vào Google Webmaster Tool:
  • Sau khi đăng nhập thành công, GGWMTT hiển thị:
  • Webmaster tool
  • Click chuột vào ô thêm trang Web ( được đánh dấu mầu đỏ )
  • Sau đó, nhập tên trang web bạn muốn nhận thông báo quản trị từ GGWMTT:3
  • Sau khi nhập xong tên trang web cần quản trị, bạn cần xác nhận quyền sở hữu trang web.
  • Các cách xác nhận quyền sở hữu trang web với Google Webmaster Tool phổ biến:
  • Cách 1: Tải xuống tệp tin GGWMTT tạo cho bạn, sau đó up lên máy chủ chứa website rồi click xác minh.
  • 4
  • Cách 2: Xác minh bằng quyền sở hữu Google Analytics
  • Khi bạn đã đăng ký google analytics, bạn có thể xác nhận quyền sở hữu trang web trong google webmaster tool theo cách này.
  • 5
  • Những cách xác minh quyền sở hữu trang web với Google Webmaster Tool ít phổ biến hơn:
  • Chèn đoạn code, thẻ meta GGWMTT cung cấp trong thẻ Head. ( Trước thẻ body )
  • Xác minh qua nhà cung cấp tên miền….
  • Tổng hợp thông tin Google Webmaster Tool thống kê:
  •  
  • Trang tổng quan trang web:
  • Thông báo lỗi thu thập dữ liệu: lỗi DNS, lỗi kết nối máy chủ, lỗi tìm nạp Robot.txt…
  • Thông báo mới, hoặc sự cố gần đây,
  • Truy vấn tìm kiếm số lần hiển thị / số lần click chuột,
  • Sơ đồ trang web ( sitemap ): Số url đã gửi, số url đã lập chỉ mục.
  • Thông báo về trang web:
  • Các thông báo mới về chủ sỡ hữu được xác minh cho trang web…
  • Giao diện tìm kiếm:
  • Dữ liệu có cấu trúc: bao gồm các thống kê Rich snippets…
  • Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc: google.com/webmasters/tools/richsnippets
  • Công cụ đánh dấu dữ liệu: Giúp người quản trị web code cóthể thông báo hoặc đánh dấu dữ liệu theo cấu trúc tới Google.
  • Cải tiến HTML: Thông báo các vấn đề cần xử lý giúp cải thiện hiệu suất và trải nghiệm người dùng cho trang web của bạn.
  • Thẻ mô tả – thẻ meta ( Meta Description – Thẻ mô tả )
  • Số trang có thẻ Mô tả meta description trùng lặp
  • Số trang có thẻ mô tả thẻ meta description dài
  • Số trang có thẻ mô tả thẻ meta description ngắn
  • Thẻ tiêu đề ( Meta title – Thẻ tiêu đề )
  • Số trang thiếu thẻ tiêu đề
  • Số trang có thẻ tiêu đề trùng lặp
  • Số trang có thẻ tiêu đề dài
  • Số trang có thẻ tiêu đề ngắn
  • Số trang có thẻ tiêu đề không chứa thông tin
  • Số trang có nội dung không thể lập chỉ mục ( Phần nội dung Google không thể lập chỉ mục )
  • Các liên kết trang web ( site links ): là các liên kết hiển thị thêm dưới kết quả trả về của công cụ tìm kiếm Google. mình sẽ nói cụ thể với hình ảnh minh họa trong bài tiếp theo:
  • Hình ảnh mô tả site links, liên kết trang web6
  • Lưu lượng tìm kiếm

     Truy vấn tìm kiếm:

    Truy vấn phổ biến nhất – Thông báo thứ hạng trung bình, số lần hiển thị, số lần click chuột cho từ khóa Google trả về do người dùng tìm kiếm.

    Trang hàng đầu là tổng hợp danh sách url được người sử dụng click nhiều nhất trong truy vấn phổ biến nhất.

    Các liên kết tới trang web của bạn: Thông báo các liên kết Offpage tới website.

    Liên kết nội bộ: Thông báo các liên kết onpage trên website.

    Tác vụ thủ công: Thông báo các hành động SPAM…

    Chỉ mục của Google:

    Trạng thái chỉ mục: Thông báo các dữ liệu được lập chỉ mục theo biểu đồ.

    Từ khóa nội dung: Thống kê số từ khóa được lặp lại nhiều nhất theo thứ tự.

    Xóa URL: Sử dụng Robot.txt hoặc chủ động yêu cầu Google webmaster tool xóa url không sử dụng nữa.

    Thu thập dữ liệu:

    Lỗi Thu thập dữ liệu: thông báo url website Google Bot không Crawl được dữ liệu.

    Biểu đồ số liệu thống kê thu thập dữ liệu:

    Số trang được thu thập dữ liệu mỗi ngày:

    Số kilobyte được tải xuống mỗi ngày:

    Thời gian để tải xuống một trang (tính bằng mili giây):

    Tìm nạp như Google:

    Điền url cần google crawl dữ liệu trực tiếp, hoặc để trống để yêu cầu crawl dữ liệu toàn trang.

    URL bị chặn:

    Thông báo thư mục không muốn Google Bot crawl dữ liệu, thường là thư mục chứa trang quản trị, cập nhật nội dung trang web.

    Sơ đồ trang web ( Site map ):

    Site map là gì: Site map là sơ đồ, là danh sách các đường dẫn url trang web, giúp Google bot dễ dàng crawl dữ liệu trên website.

    Lưu ý: website không có site map vẫn được google crawl dữ liệu và lập chỉ mục, nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn nếu không sử dụng thủ thuật ping và add url mới.

    Thông  báo số lượng url được crawl dữ liệu, các url chưa được lập chỉ mục…

    Tham số URL:

    Vấn đề bảo mật:

    Thông báo nội dung liên quan đến bảo mật website: dấu hiệu trang web có thể đang bị hack, trang web đang lan tỏa virus…

    Tài nguyên khác:

    Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc: sử dụng Công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc để kiểm tra xem Google có thể phân tích cú pháp chính xác đánh dấu dữ liệu có cấu trúc của bạn và hiển thị đánh dấu đó trong kết quả tìm kiếm hay không.

    Trình trợ giúp đánh dấu dữ liệu có cấu trúc: Không chắc chắn cách bắt đầu với việc thêm đánh dấu dữ liệu có cấu trúc vào HTML của bạn? Thử công cụ trỏ và nhấp này.

    Trình kiểm tra đánh dấu email: Xác thực nội dung dữ liệu có cấu trúc của một email HTML bằng Trình kiểm tra đánh dấu email.

    Google Địa điểm: 97% người tiêu dùng tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương trực tuyến. Hãy hiện diện ở đó khi họ đang tìm kiếm bạn với Google Địa điểm dành cho doanh nghiệp – một nền tảng địa phương miễn phí từ Google.

    Google Merchant Center: Nơi bạn có thể tải dữ liệu sản phẩm của mình lên Google và cung cấp dữ liệu đó cho Tìm kiếm sản phẩm của Google và các dịch vụ khác của Google.

    PageSpeed Insights: Sử dụng PageSpeed Insights để tìm hiểu cách giúp trang web của bạn chạy nhanh trên tất cả các thiết bị.

    Tìm kiếm tùy chỉnh: Khai thác sức mạnh của Google để tạo trải nghiệm tìm kiếm tùy chỉnh cho trang web của riêng bạn.

    Labs ( phòng thử nghiệm ):

    Thống kê trang dành cho tác giả: là nơi thống kê số lượng tìm kiếm, số lần hiển thị và số lần click chuột trên các trang web gắn tên tác giả.

    Mục này, thống kê số lượng tìm kiếm theo tên tác giả.

    Xem trước nhanh: là nơi kiểm tra các tính năng đang xây dựng trên trang web, mang tính thử nghiệm và hoàn toàn có thể thay đổi hoặc bị xóa đi mà không cần báo trước.

     

    Trong bài viết tổng hợp kiến thức Google Webmaster Tool cơ bản này, các bạn cần trải nghiệm và nắm rõ tối thiểu những kiến thức sau để có thể sử dụng Google Webmaster Tool thành thạo: Lợi ích củaGoogle Webmaster Tool, cách thêm trang web và xác minh trang web với GGWMTT, các thông báo cơ bản GGWMTT hướng tới người quản trị.

    Chúc các bạn quản trị trang web thành công với Google Webmaster Tool!
  • Nguồn tin: http://vietmoz.net

Đa số các SEOer đều dựa vào Google Webmaster Tool (GWT) để phân tích các yếu tố kỹ thuật của 1 website, các SEOer thường tập trung vào số liệu thống kê của việc thu thập dữ diệu, lỗi trang và các đoạn rich snippet.

Ngoài việc phân tích kỹ thuật, SEOer nên dùng GWT để cải thiện các yếu tố SEO onpage cơ bản và sau đây là 6 cách để chúng ta sử dụng Webmaster Tool cải thiện SEO onpage:

1. Cải thiện HTML web chuẩn seo

Phần thông báo trong Appearance cung cấp các vấn đề của website như: meta description, thẻ title và các nội dung chưa được index. Việc tối ưu hoá thẻ title và có meta description “độc nhất vô nhị” là vô cùng quan trọng trong SEO, vì vậy, GWT sẽ giúp SEOer nhận ra các vấn đề về thẻ title hoặc meta description.

Ví dụ minh hoạ như hình bên dưới, có đến 634 trang bị trùng lắp thẻ title, nếu chúng ta click vào link “Duplicate title tags” thì trên màn hình sẽ liệt kê ra 634 trang bị trùng lắp, như vậy chúng ta dễ dàng nhận biết bài nào đang bị trùng lắp và nhanh chóng cập nhật lại tiêu đề khác thích hợp hơn.

1

 

2. Nội dung chứa từ khoá

Google index nội dung có chứa từ khoá, công cụ này giúp chúng ta xác định những điều Google trông thấy nhưng chúng ta lại chưa bao giờ nghĩ đến. Các từ khoá, từ khoá tương đồng, từ khoá liên quan được dùng trên site sẽ được hiển thị để chúng ta dễ dàng cân nhắc và tạo nội dung phù hợp, xoay quanh chủ đề của các từ khoá. Ngoài ra, công cụ này còn thông báo các trang có chứa từ khoá. Xem ví dụ hình bên dưới, từ khoá nằm dưới phần màu tô đậm (do tính bảo mật)

2

 

3. Cấu trúc dữ liệu

Đây là yếu tố hữu ích để làm rõ hơn về nội dung của website trên các công cụ tìm kiếm, trong 1 số trường hợp, cấu trúc dữ liệu giúp ích cho việc xếp hạng và tăng lượng truy cập đáng kể. Nếu dữ liệu trên website có cấu trúc thì GWT hiển thị các loại cấu trúc dữ liệu mà Google có thể phát hiện với từng URL cụ thể, thao tác: Search Appearance –> Structured Data.

3

 

Lưu ý: công cụ này chỉ thông báo vấn đề của 1 trang duy nhất. Ví dụ: trong trang schema.org/Event có trang con làschema.org/Place  thì chỉ có trang Event là được tính và hiển thị thông báo.

4. Data Markup Helper

Data Markup Helper cho phép tag các trường dữ liệu theo danh mục sự kiện, sản phẩm,.. trên site để Google hiểu được website của chúng ta chuyên về ngành nghề nào. Chúng ta cũng không cần quá lo ngại về việc code vì  Data Markup Helper đã làm tất cả, chúng ta chỉ việc chọn lĩnh vực và click vào. Sau đó, code sẽ tự động hiển thị và chúng ta cứ copy, tuỳ chỉnh cho website của mình.

4

 

5. Sitemap

Sitemap giúp chúng ta xem lại tất các link, các sitemap trước đó và các số liệu thống kê về các trang đã được submit hoặc index. Chúng ta có thể thử nghiệm sitemap bằng cách cung cấp 1 URL của sitemap để Google quét và phát hiện các lỗi cần sửa.

6. Loại bỏ URL

Nếu chúng ta muốn loại bỏ URL đã được Google index thì có thể sử dụng chức năng Remove URLs trong Webmaster Tool, tuy đây là công cụ có tác dụng mạnh nhưng phải thật cẩn thận khi sử dụng và chỉ nên dùng khi chúng ta muốn xoá vĩnh viễn URL này (không phải là redirect).

Kết luận:

Công cụ Google Webmaster Tool giúp chúng ta cải thiện SEO tốt hơn và giảm thiểu thời gian phân tích của mỗi SEOer, bài viết này chỉ trình bày 6 tính năng quen thuộc và hy vọng các anh em SEOer sẽ tiếp tục khám phá thêm các lợi ích khác từ GWT.