Internal Link là gì?

Internal link hay còn được gọi với cái tên khác là Backlink nội bộ là một hình thức đặt các liên kết giữa những webpage trong cùng một website với nhau và thường là được chèn đan xen với nhau thông qua các anchor text. Các đường link sẽ dẫn người dùng hay con bot tìm kiếm của của bộ máy tìm kiếm đi tới các page khác thuộc cùng một website đó. Google đánh giá rất cao và rất thích điều này.

Tầm quan trọng và ứng dụng của Internal Link.

Internal link là một phần cực kì quan trọng và cần thiết đối với một website. Với xu hướng hiện nay, Google đánh giá rất cao cho những trang web áp dụng kĩ thuật tối ưu mạng lưới Internal link tốt.

Các liên kết nội bộ này giúp con bot của google có thể đi xuyên suốt website của bạn thông qua các đường dẫn. Nếu không có mạng lưới Internal Link, con bot của Google chỉ có thể thấy các site được liên kết ở bên ngoài trỏ tới. Vì thế Google có thể dễ dàng index tất cả các bài viết của bạn trong website.

internal-link
Một ví dụ minh họa cho bạn dễ hiểu: Như hình trên, bạn có thể thấy con bot của Google được các đường link ngoài dẫn vào các page A. Page A lại có liên kết tới các page B và E. Bot Google có thể chạy từ page A sang page E, B hoặc ngược lại nhưng những page C, D không có liên kết dẫn tới, con bot của Google không thể chạy sang và index thông tin từ các page đó được.

Vì vậy mình mới nói, internal link rất quan trọng trong việc điều hướng bot google chạy xuyên suốt các page trong website. Và việc làm này cũng không phải chỉ để tất cả bài viết của bạn trên web được index mà còn giúp cho điều hướng cả khách hàng tìm tới các danh mục khác có trên website từ đó có thể giảm tỷ lệ bounce rate và tăng thời gian online của khách hàng trên website của bạn, phần nào giúp bạn tránh được thuật toán Google Panda.

Internal link còn có một số ứng dụng khác như giúp website của bạn có chỉ số PR (PageRank) đồng đều, có nghĩa là không chỉ riêng trang chủ mà các danh mục khác, các page khác trên website của bạn cũng có page rank. Hay là chúng còn ảnh hưởng trực tiếp tới thứ tự xếp hạng từ khóa.

Ngoài ra internal link còn có giá trị thông báo cho công cụ tìm kiếm biết được nội dung nào là quan trọng nhất trong website và nó cũng được tính như 1 liên kết trong tổng liên kết bạn xây dựng, tạo lên một mạng lưới, một cấu trúc chặt chẽ,vững bền cho website.

Qua những chia sẻ trên, các bạn đã hiểu được thế nào là Internal link và tầm quan trọng của internal link rồi chứ. Và bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cách thức cũng như mô hình xây dựng mạng lưới Internal Link chuẩn Seo hiện đang được rất nhiều Seoer áp dụng với website.

Chiến lược và mô hình xây dựng Internal Link chuẩn Seo

– Chiến lược xây dựng Internal Link.

1.Đặt Backlink tại các website có nhiều link trỏ về:

Đây là hình thức giúp bạn xây dựng backlink mội cách cơ bản nhất. Bạn hãy chủ động đặt backlink ở các website có nhiều liên kết trở về (Page authority cao)

2.Đổ dồn tất cả backlink nội bộ trỏ về trang quan trọng nhất

Đặt backlink với những anchor text liên quan trỏ về trang cần Seo. Việc làm này sẽ giúp cho con bot của google có thể đánh giá, xác định được đâu là phần quan trọng nhất trong website của bạn vì trang được đổ dồn tất cả backlink nội bộ đó sẽ có thứ hạng cao nhất trong các page của website bạn seo.

3.Đặt nhiều backlink tới những phần quan trọng của website.

Việc làm này sẽ giúp cho website của bạn có chiều sâu hơn và góp phần tăng sức mạnh của backlink. Bạn cũng sẽ đa dạng được cấu trúc website và các page được đổ link đó sẽ nhận được các Pagerank đồng đều hơn.

4.Đặt link tại Footer

Mặc dù các liên kết đặt ở Footer có giá trị thấp hơn nhưng nếu bạn đặt một vài liên kết quan trọng thì nó cũng đủ để làm cho khách hàng truy cập dễ dàng tìm thấy các thông tin hữu dụng vì nó luôn là nơi khách hàng hay để ý tới và giúp bot tìm kiếm truy cập thường xuyên hơn.

Ngoài ra, trước khi xây dựng Internal Link bạn phải xác định rõ ràng những yếu tố quan trọng sau đây :

– Bạn sẽ tập trung liên kết cho trang nào?

– Lập danh sách các website có thứ hạng cao, và có nhiều liên kết trỏ về.

– Liệt kê danh sách các từ khóa sẽ sử dụng.

– Mô hình Internal Link bạn sẽ dùng mô hình nào?

– Bài viết từ 500 – 700 ký tự nên để tối đa 4 anchortext.

– Mật độ Anchortext chính xác (anchortext chứa từ khóa cần Seo) nên để ở mức 10 – 15%.Nhưng bạn phải chú ý nhất là mật độ anchortext chính lớn hơn các anchor text phụ.

– Mô hình xây dựng mạng lưới Internal Link.

Hiện nay, mô hình Internal Link được các Seoer ưa sử dụng nhất và cũng là mô hình mang lại hiệu quả cao nhất chính là mô hình Link Pyramid.

Mô hình Link Pyramid là một mô hình xây dựng backlink rất công phu và đòi hỏi thời gian lớn cũng như sự kiên trì, chăm chỉ của các Seoer. Tuy nhiên thành quả mà chúng ta nhận lại sau khi xậy dựng và áp dụng mô hình đi link này cũng rất xứng đáng. Các bạn có thể hiểu rằng mô hình Link Pyramid như một hình thức xây dựng liên kết chặt chẽ với nhau thông qua backlink. Nghĩa là chúng ta sẽ trỏ backlink qua nhiều trang web khác nhau và rồi cuối cùng là trỏ về trang web quan trọng nhất mà ta cần Seo.

Ở đây bạn có thể thấy mô hình link pyramid được chia làm nhiều tầng khác nhau. Tầng trên cùng là quan trọng nhất. Có thể hiểu tầng trên cùng là website quan trọng nhất mà ta đang cần Seo. Các back link đổ về trang này sẽ xuất phát từ tầng 2. Tầng 3 tầng 4 cũng tương tự như vậy. Từ đó mạng lưới internal link của chúng ta sẽ hình thành và liên kết mạnh mẽ, chặt chẽ với nhau mang lại hiệu quả vô cùng to lớn cho website.

Các bạn có thể xem thêm chiến lược xây dựng backlink hiệu quả tại đây

Kết: Internal link là bộ xương của một website, là một phần rất cần thiết. Tuy công việc đi internal link mất nhiều thời gian và công sức nhưng nó giúp cho công việc Seo của bạn đạt được nhiều thành quả to lớn. Vì vậy hãy để ý và chăm sóc cho nó nhé. Chú ý phân chia các danh mục, bài viết cho hợp lý để tìm các bài liên quan được tốt hơn và đi Internal Link dễ dàng hơn.

Chúc các bạn thành công !

Nguồn: hocseo68